Tổng hợp PHIM HAY

ẢNH HOT GIRL

KẾT QUẢ Bóng Đá

Xem Hoạt Hình

Clip gái xinh CUTE

Ngày 29-2 là ngày gì? Tại sao 4 năm mới có 1 lần ngày 29-2?

Ngày 29-2 là ngày gì mà 4 năm mới xuất hiện một lần? Hôm nay ngày nhuận 29-2-2024, một ngày đặc biệt mà Google Doodle - một biểu tượng đặc biệt, thay thế tạm thời cho biểu tượng trên trang chủ của Google, chào mừng trên trang chủ.

Hôm nay 29-2-2024, một ngày đặc biệt mà Google Doodle - một biểu tượng đặc biệt, thay thế tạm thời cho biểu tượng trên trang chủ của Google, chào mừng trên trang chủ.

Ngày 29-2 là ngày gì, Tại sao 4 năm mới có 1 lần ngày 29-2, Ngày 29-2 là gì mà đặc biệt như vậy, Những điều cần biết về ngày 29-2, Ngày 29 tháng 2 là ngày gì, Tại sao 4 năm mới có ngày 29 tháng 2 một lần, Nguồn gốc lịch La Mã, Nguồn gốc của lịch Âm lịch Dương, Cách tính năm nhuận, Hướng dẫn tính năm nhuận, Làm sao để biết năm nay là năm nhuận, Làm sao để biết 1 năm là năm nhuận hay không, Tại sao biết năm nhuận, Tại sao biết năm nay là nhuận, Tin tức teen, Tin tức Giải trí, Tin tức đời sống

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, lịch Gregorius (còn gọi là Tây lịch, Công lịch, Dương lịch), ngày 29-2 chỉ xuất hiện mỗi khi có năm nhuận.

Vì sao tháng 2 chỉ có 28 hoặc 29 ngày?

Tháng 2 là tháng đặc biệt chỉ có 28 hoặc 29 ngày do nguồn gốc từ cách tính lịch của người La Mã từ xa xưa.

Ban đầu, lịch La Mã do hoàng đế Romulus ban hành dựa vào chu kì của mặt trăng với 10 tháng bao gồm từ tháng 3 đến tháng 12.

Tuy nhiên, vào khoảng thế kỷ 8 TCN, Hoàng đế Numa Pompilius quyết định thêm vào 2 tháng nữa để đạt 12 tháng, mỗi tháng có 28 ngày, làm tổng số ngày trong một năm là 354 ngày. Tuy nhiên, vua Pompilius quyết định thêm một ngày vào tháng 1 và không thay đổi số ngày trong tháng 2.

Lịch La Mã ban đầu đặt theo chu kỳ của mặt trăng nên không phản ánh đúng chu kỳ biến đổi thời tiết các mùa. Vì thế vào năm 45 TCN, Hoàng đế La Mã Julius Caesar đã đưa ra lịch mặt trời, dựa trên lịch được phát triển ở Ai Cập. Cứ bốn năm một lần, tháng hai lại nhận được thêm một ngày để giữ cho lịch phù hợp với hành trình Trái Đất quay quanh Mặt Trời. Để vinh danh Caesar, hệ thống này vẫn được gọi là lịch Julian.

Năm 1582, Giáo hoàng Gregory XIII đã ký một sắc lệnh thực hiện một điều chỉnh nhỏ. Vẫn sẽ có một năm nhuận cứ bốn năm một lần, ngoại trừ những năm "thế kỷ" – những năm chia hết cho 100, như 1700 hoặc 2100.

Những "năm thế kỷ" này là ngoại lệ vì tuy chia hết cho 4 nhưng sẽ không có ngày nhuận vào ngày 29-2. Nhưng năm 2000 vừa qua vẫn có ngày 29-2 vì lại có ngoại lệ trong ngoại lệ tức là những năm chia hết cho 400 thì tuy chúng là năm “thế kỷ” nhưng vẫn có ngày 29-2. Từ thời điểm đó trở đi, nó được gọi là lịch Gregorian.

Ngày 29-2 là ngày gì, Tại sao 4 năm mới có 1 lần ngày 29-2, Ngày 29-2 là gì mà đặc biệt như vậy, Những điều cần biết về ngày 29-2, Ngày 29 tháng 2 là ngày gì, Tại sao 4 năm mới có ngày 29 tháng 2 một lần, Nguồn gốc lịch La Mã, Nguồn gốc của lịch Âm lịch Dương, Cách tính năm nhuận, Hướng dẫn tính năm nhuận, Làm sao để biết năm nay là năm nhuận, Làm sao để biết 1 năm là năm nhuận hay không, Tại sao biết năm nhuận, Tại sao biết năm nay là nhuận, Tin tức teen, Tin tức Giải trí, Tin tức đời sống

Ngày 29-2 là ngày gì mà 4 năm mới xuất hiện một lần?

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, lịch Gregorius (còn gọi là Tây lịch, Công lịch, Dương lịch), ngày 29-2 chỉ xuất hiện mỗi khi có năm nhuận.

Nguyên tắc cơ bản để xác định năm nhuận là năm nào chia hết cho 4, ngoại trừ những năm chia hết cho 400 (tức là 1600, 2000, 2400).

Ngày 29-2, không chỉ là một sự kiện đặc biệt trong lịch dương lịch mà còn là một phần quan trọng duy trì tính chính xác và đồng bộ hóa thời gian với các sự kiện thiên văn. Bằng cách điều chỉnh chu kỳ lịch để giữ cho lịch dương lịch phản ánh chính xác hơn về thời gian và vị trí của chúng ta trong vũ trụ.

Ngày 29-2, Ngày Quốc tế bệnh hiếm

Bệnh hiếm là nhóm bệnh lý đa dạng, được xác định bởi số lượng người mắc ít hơn nhiều so với các bệnh thường gặp như đái tháo đường hoặc tim mạch. Hầu hết bệnh khởi phát ở thời thơ ấu và tồn tại trong suốt cuộc đời.

Theo Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam, cứ trong 15 người thì có một người bị ảnh hưởng bởi bệnh hiếm, trong đó có tới 58% trẻ em.

Ở Việt Nam, trong nhiều năm qua, một số bệnh hiếm như rối loạn đông máu (haemophilia), tan máu bẩm sinh (thalassemia)… đã và đang được quan tâm điều trị.

Dẫu vậy một số bệnh hiếm có thuốc điều trị đặc hiệu, nhiều căn bệnh vẫn chưa có phương pháp chữa trị hoặc chi phí quá cao, vượt khả năng chi trả của người bệnh. Đây thực sự là một gánh nặng với cả gia đình và xã hội.

Thách thức với bệnh hiếm là nhiều gia đình vẫn đang thiếu thông tin, thiếu hiểu biết về bệnh. Trẻ mắc bệnh di truyền nếu không được phát hiện sớm và tuân thủ điều trị, luôn theo dõi, ngăn ngừa các biến chứng thì nguy cơ tử vong rất cao.

Chính vì vậy, việc nâng cao nhận thức cộng đồng về bệnh hiếm và giúp người bệnh được tiếp cận với các phương pháp chẩn đoán, điều trị tiên tiến là yếu tố rất cấp thiết, cần sự nỗ lực của cả cộng đồng nói chung và ngành y tế nói riêng.

Để nâng cao nhận thức về vấn đề này, bắt đầu từ năm 2008, ngày cuối cùng của tháng hai hàng năm (28 hoặc 29-2) đã được Tổ chức Bệnh hiếm Châu Âu chọn làm ngày Quốc tế bệnh hiếm. Đến nay có khoảng hơn 100 quốc gia cùng tổ chức và đồng hành cùng cộng đồng bệnh hiếm nhân ngày này, trong đó có Việt Nam.

Ngày 29-2, Ngày phụ nữ cầu hôn

Ngày 29-2 còn là ngày lễ độc thân, đôi khi được gọi là đặc quyền của phụ nữ, là một truyền thống của Ireland. Theo đó, phụ nữ được phép cầu hôn nam giới vào ngày nhuận, ngày 29-2, dựa trên truyền thuyết về Thánh Bridget và Thánh Patrick.

Truyền thuyết này được cho là bắt nguồn từ một thỏa thuận giữa Saint Bridget và Saint Patrick. Vào thế kỷ thứ 5, Bridget đã đến gặp Patrick để phàn nàn rằng phụ nữ phải đợi quá lâu mới được kết hôn vì nam giới quá lề mề trong việc cầu hôn, đồng thời đưa ra yêu cầu rằng phụ nữ phải được trao cơ hội. Patrick đã đề nghị rằng phụ nữ được phép cầu hôn vào một ngày trong 7 năm một lần, nhưng Bridget đã mặc cả xuống còn 4 năm.

 


0 BÌNH LUẬN


x +

.....